Những bức ảnh dưới đây được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Pháp Firmin-André Salles sẽ cho bạn cái nhìn cận cảnh nhất về cuộc sống của người dân Hà Nội hơn 100 năm trước.
Trang phục của người dân đơn giản, bình dị
Chiếc áo của phụ nữ và đàn ông Việt Nam rất giống nhau, chỉ khác một điểm là áo của nữ giới dài tới gót chân. Phụ nữ An Nam giấu kín bộ ngực của mình dưới chiếc áo yếm, thường có một mầu khác với tấm áo dài. Họ không thẹn thùng nếu như bộ ngực được che kín dù người khác có thể nhìn thấy chân của họ đến ngang hông.
Trang phục của người dân xưa thường có những màu đơn giản và trung tính: nâu, chàm,… (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Trong trang phục bình dân của cả phụ nữ lẫn đàn ông, chiếc quần được may khá rộng, thẳng thuỗn đến mắt cá chân mà không có bất kỳ chỗ xẻ nào, được làm từ cùng loại vải với áo, và được thắt ngang hông nhờ chiếc dải rút.
Tất cả quần áo, bất kỳ là kiểu gì, đều không có túi. Người An Nam cất tất cả những gì cần thiết vào trong dải rút hay trong khăn đội đầu. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Tóc của đàn ông được búi lên cao, có một chiếc lược cài bên trong để giữ búi tóc. Họ thường cài thêm búi độn giả bên trong để làm cho búi tóc to hơn và cuốn một dải băng đen hay cái khăn bên ngoài để tránh búi tóc bị xộc xệch.
Người Việt xưa thường búi tóc lên gần đỉnh đầu. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Phụ nữ thì cuốn hết mái tóc vào một cái khăn, sau đó cuốn vòng lên đầu, cũng hơi giống kiểu tóc của đàn ông. Khi đi ngoài đường, đàn ông đội thêm chiếc nón và đi dép làm bằng da chó, còn phụ nữ đội nón quai thao.
Dép của người An Nam rất đơn giản, đế dép làm từ da chó và có hai quai để giữ chân (giống dép tông ngày nay), một quai vòng qua ngón cái và quai còn lại vòng qua các ngón chân còn lạ
Chiếc nón quai thao trở thành “vật bất li thân” của nhiều người thời bấy giờ. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Đa dạng các nghề mưu sinh
Thời đó, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Vậy nên mọi người phải làm đủ các ngành nghề. Thời xưa, ngoài các nghề chế tác thì đặc biệt có nhiều người làm nghề buôn bán. Họ buôn bán đầy đủ các mặt hàng, từ đồ da dụng như đèn, thau,…đến những món hàng thủ công như nón lá, vải vóc. Cũng vì những người này hay buôn bán tập trung mà sinh ra những con phố hàng độc đáo ở Hà Nội.
Khung cảnh tấp nập kẻ bán người mua. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Hình ảnh trên phố Hàng Gai cuối thế kỷ 19. Đây là một trong số những bức ảnh giá trị chụp phố phường Hà Nội thời xưa. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Cuối thế kỷ XIX, hầu hết đàn ông đều để tóc dài, búi gọn thành búi tóc. Khi sang Việt Nam, người Pháp đề xuất để tóc ngắn. Các thân sĩ, các nhà nho yêu nước kịch liệt phản đối việc cắt để tóc ngắn. Ngắn hay dài tranh cãi mấy chục năm.
Đàn ông thời đó thường để tóc dài và búi tóc. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Sang thế kỷ XX, Thành Thái, vị vua trẻ, thức thời, tiến bộ ủng hộ phong trào cắt tóc ngắn. Ông là người đầu tiên cắt đi cái búi tóc ngàn đời. Từ khi có phong trào cắt tóc ngắn trong xã hội xuất hiện nghề cắt tóc.
Đường phố, làng xã xuất hiện những người thợ cắt tóc dạo. Nghề cắt tóc, lấy ráy tai rất phát tài nhờ lượng khách đông đảo.
Những người thợ hành nghề hớt tóc , lấy ráy tai dạo hành nghề trên đường phố. Đây là nghề rất phổ biển ở Việt Nam thời thuộc địa. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Một số hình ảnh khác về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ.
Phu kéo xe. Ngày xưa, ở Đông Dương, những chiếc xe kéo có mặt tại Hà Nội vào năm 1883 do được đem từ Nhật qua. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Bên cạnh sự tấp nập thì cũng có những con đường khá thưa vắng. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Rất nhiều gia đình thời đó mở cửa hiệu buôn bán nhỏ. (Phục chế màu: Hoàng Việt)
Dù hơn 100 đã trôi qua, những tấm ảnh của Firmin-André Salles vẫn được bảo quản, lưu trữ trong tình trạng rất tốt, giúp cho chúng ta ngày nay hình dung được phần nào phong cảnh và cuộc sống của ông cha ta thời đó.